Tam thất

Cây tam thất có tên khoa học là: Panax pseudoginseng Wall (Panax repens Maxim), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae).Cây tam thất còn có tên là: sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất.
Nguồn gốc

Cây tam thất được trồng tại Trung Quốc. Nơi sản xuất chính cây tam thất là huyện Văn Sơn, Nghiên Sơn, Tây Trù, Mã Quan, Phú Ninh, Quảng Nam tỉnh Vân Nam; vùng Điền Dương trong chuyên khu Bạch Sắc, các huyện Tĩnh Tây, Đức Bảo, Lục Biên (khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây). Ngoài ra còn được trồng tại các tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây.

Cây tam thất đã được di thực trồng ở nước ta vào những năm 1960 - 1970 tại các vùng núi cao trên 1.200 m thuộc huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì (Hà Giang), Mường Khương, Bắc Hà, Xi Ma Kai, Sa pa (Lao Cai) và các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu.

Từ năm 1996 đến nay đang được nghiên cứu trồng tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) .

Mô tả

 Tam thất là cây thân nhỏ, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 - 60 cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 - 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe. Cuống lá dài 3 - 6 cm, mỗi cuống lá mang từ 3 đến 7 lá chét hình mác dài. Các gân lá mọc nhiều lông cứng, màu trắng, mặt lá màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, mép lá có răng cưa nhỏ. Cây mọc một năm chỉ ra một lá kép, cây 2 tuổi trở lên thì có 2 - 6 lá kép mọc vòng xung quanh ngọn cây. Cây có hoa khoảng tháng 6 tháng 7 dương lịch. Hoa tự hình tán mọc đầu ngọn cây, gồm nhiều hoa đơn. Cuống hoa trơn bóng không có lông. Hoa lưỡng tính cùng lẫn với hoa đơn tính, có 5 cánh màu xanh, phần lớn là 2 tâm bì. Quả chín vào khoảng tháng 10, tháng 11 dương lịch. Quả mọng lúc chín màu đỏ. Mỗi quả có từ 1 - 3 hạt hình cầu, vỏ trắng. Cây có một rễ chính phình thành củ và có những rễ phụ. Trên mặt củ có nhiều vết sẹo do thân củ để lại sau mỗi mùa đông. Cây chỉ có một thân mang một chùm lá cố định, sống qua suốt năm và từ tháng 12 đến tháng 1 tàn lụi, sau đó cây lại mọc ra thân mới. Cây tam thất trồng tại thành phố Đà Lạt năm thứ 2 có hoa nhưng hạt lép.

Bộ phận dùng

Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.

Đào rễ củ về, rửa sạch đất cát, cắt tỉa rễ con, phơi hay sấy đến gần khô, lăn xoa nhiều lần cho khô.

Rễ củ hình trụ hoặc khối, hình thù thay đổi, dài khoảng 1,5 - 4 cm, đường kính 1 - 2 cm. Mặt ngoài củ màu vàng xám nhạt, trên mặt có những nét nhăn nhỏ theo chiều dọc. Khi chưa chế biến có lớp vỏ cứng bên ngoài, khó bẻ và khó cắt. Có thể tách riêng khỏi phần lõi. Củ có mùi thơm nhẹ đặc trưng của tam thất. Rễ củ trồng lâu năm, củ càng to, nặng giá trị càng cao. Căn cứ vào trọng lượng củ để phân loại khi thu mua:

Loại 1: 105-130 củ nặng 1 kg;
Loại 2: 160-220 củ nặng 1 kg;
Loại 3: 240-260 củ nặng 1 kg.

Thành phần hóa học

Rễ củ tam thất có các chất như Acid amin, hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B. Saponin trong tam thất ít độc.

Công dụng

Rễ củ tam thất vị đắng ngọt, tính ấm vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng bổ huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết. Theo Dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, lưu huyết, tan ứ huyết, sưng tấy, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ.

Theo tài liệu nước ngoài, tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau... được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương, chữa những người kém trí nhớ, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.

Gần đây, tam thất được dùng trong một số trường hợp ung thư (máu, phổi, vòm họng, tiền liệt tuyến, tử cung, vú ) với những kết quả rất đáng khích lệ. Một số bị huyết áp thấp do thiếu máu nặng cũng dùng tam thất được.

Phụ nữ có thai không được uống tam thất.

Chưa có tài liệu nào nói đến việc dùng hoa tam thất nhưng có thể dùng hoa tam thất như một loại trà. Khả năng chống bệnh cao huyết áp của hoa tam thất cũng chưa được chứng minh

Liều lượng, cách dùng

Theo Dược điển Việt Nam, liều lượng uống từ 4 đến 5g mỗi ngày; theo tài liệu nước ngoài lại ghi uống từ 6 - 10 g mỗi ngày.

Một số trường hợp bệnh nhân ung thư dùng từ 10 - 20 g mỗi ngày chia làm 4 đến 5 lần uống.

Tam thất dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng bột, dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.

Người ta dùng tam thất để chữa ung thư bằng cách lấy bột sống uống bằng thìa nhỏ chiêu với nước lọc nguội hoặc dùng dạng thái lát ngậm nhai rồi nuốt. Trên thực tế một số người nhai tam thất sống đã bị rộp niêm mạc miệng, vì vậy có thể dùng bột hoặc thái lát tam thất hãm với nước sôi uống cả nước nhai cả bã vừa đơn giản giữ được hương vị, hoạt chất dễ bay hơi không mất đi, vừa có tác dụng chữa bệnh tốt.

Ngoài cây tam thất (Panax pseudoginseng Wall) kể trên còn có 2 loại tam thất mọc hoang:

- Vũ diệp tam thất còn gọi là tam thất hoang có tên khoa học Panax bipinna tifidus Seem có rễ củ nhiều đốt.

- Cây tam thất mọc hoang ở vùng Hà Giang, Lao Kai có tên khoa học Panax pseudoginseng Nees.

Hai cây này công dụng như cây tam thất nhưng rễ củ dài nhiều đốt.

Cần phân biệt một số cây có tên là "tam thất" hoặc các cây lấy củ giả làm tam thất để bán ngoài thị trường:

- Cây hổ trượng (cốt khí củ, điền thất nam) có tên khoa học là Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc, họ Polygonaceae.

Rễ củ cây này dài ngắn không đều, mặt ngoài màu nâu vàng, mùi không rõ vị hơi đắng, dùng chữa phong thấp đau nhức xương, viêm gan, mhiễm trùng đường tiểu tiện.

- Cây thổ tam thất có tên khoa học là Gynura segetum (L.) Merr. hoặc Gynura pinnatifida thuộc họ Cúc (Compositae), lá và rễ dùng làm thuốc cầm máu, chữa rắn cắn.

- Tam thất gừng (tam thất nam, khương tam thất) có tên khoa học là Staplianthus thorlii Gagnep. thuộc họ gừng Zingiberaceae. Lá mọc thẳng từ thân rễ, phiến lá nguyên thân dài, hình mác hẹp đầu nhọn màu nâu tím. Củ rễ hình tròn thuôn một đầu hoặc hình trứng nhẵn, mặt ngoài màu vàng nhạt, thịt màu trắng ngà, vị cay nóng. Rễ tam thất gừng dùng chữa nôn mửa, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.

- Cây ngải tím (nghệ đen, nga truật) có tên khoa học Curcuma zedoaria Rose họ Zingiberaceae.

Củ khô rất cứng, vỏ ngoài màu nâu, có mùi thơm đặc biệt củ hình con quay (người ta hay làm giả tam thất bắc để bán). Củ này dùng chữa ứ huyết bế kinh, đau bụng vùng dưới

CAM KẾT MUA HÀNG TẠI
BONTAMTHUOC.COM

Nhận hàng trong vòng 24/7 tại Hà Nội
(thanh toán tiền mặt khi nhận hàng)
Giao hàng nhanh Tại nội thành Hà Nội
Xem hàng tại nhà hài lòng mới thanh toán
Thanh toán